Trung học cơ sở An Điền

https://thcsandien.bencat.edu.vn


Hình thành thói quen đọc sách ngay từ bé

Việc hình thành thói quen đọc sách là điều rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. Vậy làm thế nào để hình thành thói quen đó cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ?
Trong bài viết dưới đây, sẽ đưa ra những lợi ích của việc đọc sách, đồng thời, cung cấp một vài giải pháp hữu hiệu để tạo thói quen đọc sách cho học sinh.
Những lợi ích chỉ có tại việc đọc sách đối với học sinh:
  •           Đọc sách giúp phát triển khả năng đọc nhanh và tư duy nhanh cho học sinh: Lợi ích đầu tiên của việc đọc sách chính là giúp các em tiếp xúc với con chữ nhiều hơn. Dù là thể loại sách gì đi chăng nữa thì chúng cũng có thể giúp các em rèn luyện khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn.
  •           Đọc sách giúp học sinh tiếp nhận những kiến thức ngoài kiến thức con học được ở trường: Kho sách là một trong những nguồn tri thức vô hạn và quý báu nhất của loài người, có vô số những loại sách thuộc rất nhiều những lĩnh vực khác nhau như tự nhiên, xã hội, văn học, thế giới, du lịch,.. Nếu đọc sách nhiều, các học sinh có thể tiếp nhận những kiến thức mà nhà trường không giảng dạy. Qua đó, vừa nâng cao trí tuệ, lại khiến cho việc học trên trường trở nên đơn giản hơn.
  •           Đọc sách giúp các học sinh tránh được những nguy cơ về tâm lý tuổi học trò: Ngoài là một phương tiện cung cấp tri thức, sách còn là phương tiện giải trí hoàn hảo cho học sinh. Sách giúp các em có được phút giây thoải mái sau giờ học và tránh tình trạng tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ. Điều này gián tiếp giúp phòng tránh những triệu chứng khủng hoảng tâm lý tuổi học trò như trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu,…
  •           Đọc sách giúp học sinh có được cái nhìn khác biệt về thế giới xung quanh: Nhờ vào sách, nhiều học sinh có thể có được cảm nhận khác biệt hơn về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế, cách nhìn nhận về thế giới xung quanh mình, qua đó, sống một cách tích cực hơn, có ích hơn và có được khao khát cống hiến nhiều hơn.

Tạo thói quen đọc sách từ nhỏ – Phương pháp cải tạo việc đọc sách cho học sinh:
  •           Nhiều bậc phụ huynh thường đau đầu không biết phải làm gì để con của mình có thể chăm đọc sách hơn, đặc biệt là khi con đang ở trong những giai đoạn học tập quan trọng nhất trong cuộc đời như cấp 2, cấp 3,… Tuy nhiên, chỉ có một cách để cải tạo việc đọc sách cho học sinh, đó chính là tạo nên thói quen đọc sách từ nhỏ.
  •           Phương pháp tạo thói quen đọc sách từ nhỏ giúp cho bé làm quen được với việc đọc sách hàng ngày và xem nó như là một phần cuộc sống của mình. Đồng thời, giúp bé sống kỷ luật hơn và có được tư duy tốt hơn.
  •           Khi con chưa biết chữ, bạn vẫn nên cho con tiếp xúc nhiều với các loại sách, đặc biệt là sách có nhiều hình và ít chữ. Điều này khiến cho bé cảm nhận được một thế giới sắc màu sống động và thú vị ở trong sách, qua đó, giúp con đọc sách nhiều hơn.
  •           Thời điểm bé mới bắt đầu biết chữ, bạn nên cho con đọc sách về những mẫu chuyện đơn giản xung quanh trường lớp, bạn bè, thầy cô, những bài học về giá trị nhân văn,… Sau khi bé đọc xong, bạn có thể giải thích ý nghĩa câu chuyện để bé cảm thấy cuốn sách mình đọc là cực kỳ thú vị và bổ ích.
  •           Sau khi tạo lập thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ cho con, bạn sẽ chẳng cần phải nhắc nhở nhưng bé vẫn sẽ tự giác đọc và tìm những quyển sách mà mình cho là thú vị nhất. Khoảng thời gian từ khi bé học cấp 1 cho đến khi lên cấp 2, những quyển sách mà bé ưa thích có thể góp phần định hình được lối đi tương lai cho bé sau này. Ngoài việc cho bé đọc những cuốn sách giải trí, bạn còn có thể cho bé đọc những quyển sách liên quan đến khoa học cơ bản để giúp bé phát triển tư duy.
          Trên đây là những lợi ích của việc đọc sách cùng phương pháp cải tạo thói quen đọc sách cho học sinh. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn tìm được phương pháp giáo dục thói quen đọc sách cho con mình một cách hiệu quả nhất.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây