Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

Thứ bảy - 25/04/2020 07:52
Cùng chia sẻ
TƯ TƯỞNG ĐỔI MỚI TRONG LÃNH ĐẠO,
QUẢN TRỊ NHÀ TRƯỜNG
 
          Đổi mới chương trình GDPT 2018 gắn liền với đổi mới quản lý, quản trị nhà trường. Đây là vấn đề cấp thiết trong giáo dục là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi thật sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
          Người đứng đầu nhà trường cần nhận thức đầy đủ và có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường để từng bước xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
          Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh trong bối cảnh mới chuyển từ giáo dục có tính áp đặt, dạy học coi trọng mục tiêu kiến thức sang phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, dạy học hướng vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh. Quản trị nhân sự nhà trường theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo của giáo viên, coi trọng việc tạo động lực cho người dạy và người học.
Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường theo hướng coi trọng phân công, ủy quyền trên cơ sở “bản mô tả công việc”. Quản trị tài chính nhà trường với việc đa dạng hóa nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
           Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường, người đứng đầu cần dựa trên cơ sở coi trọng khả năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học. Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường coi trọng tự đánh giá mức độ đạt được chất lượng và chủ động tham gia quá trình kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả tự đánh giá và kiểm định để cải tiến chất lượng nhà trường. Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
          Mô hình mới thể hiện rõ hơn các vai trò của Hiệu trưởng là tập trung vào lãnh đạo để phát triển nhà trường, quan tâm đến tầm nhìn sứ mạng, tạo giá trị, xây dựng và thực hiện các chương trình hành động phát triển nhà trường, phải tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình về các vấn đề cơ bản: Xây dựng các mục tiêu kế hoạch, tổ chức và nhân sự, dạy học và giáo dục, tài chính và tài sản, huy động cộng đồng với luồng thông tin đa chiều, …
          Những vai trò trên đòi hỏi người Hiệu trưởng cần có những năng lực mới để đáp ứng yêu cầu: chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả; Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các nhà trường; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục phổ thông.
          Vì thế, người Hiệu trưởng cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm phải sáng tạo và phát huy hết năng lực của mình cho sự phát triển của nhà trường.
Hiệu trưởng cần có những năng lực mới để đáp ứng yêu cầu như chuyển đổi quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục; Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các nhà trường; Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông.
Một trong những mục tiêu của đổi mới quản trị nhà trường là phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức bởi họ đóng vai trò quan trọng dẫn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Cụ thể, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được chuẩn hóa, đảm bảo cả về chất và lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống.
            Mặt khác, người Hiệu trưởng cần trang bị cách nhìn mới về chương trình quản lý giáo dục để giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đổi mới quản trị hiệu quả sẽ đi đôi với tổ chức đánh giá xếp loại thi đua một cách khách quan, dân chủ và bảo đảm tính công bằng. Muốn đạt được những yêu cầu đổi mới trong quản trị nhà trường, người Hiệu trưởng đóng vai trò quyết định trong những vấn đề sau:
          Phải xây dựng văn hóa nhà trường, nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý… bầu không khí tâm lý. Thể hiện thông qua các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.
            Phải xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường. Đề ra mục tiêu chiến lược 5 năm và tầm nhìn 10 năm v các hoạt động cần đạt được các mục tiêu ấy. Xác định tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường.
           Xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở đã được thảo luận dân chủ từ tổ chuyên môn đến lãnh đạo nhà trường. Kế hoạch phải phù hợp với thực tế của nhà trường, địa phương. Kế hoạch là cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng điều hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
            Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Ở đó mọi người biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
          Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trên cơ sở Quy chế hoạt động của nhà trường.
          Thận trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người trước khi có quyết định cuối cùng. Nắm bắt thông tin, kiểm soát và xử lí thông tin một cách kịp thời, nhanh nhạy, đúng đắn.
          Quản lí con người, quản lí công việc một cách khoa học, lấy hiệu quả công việc là thước đo thành tích của mỗi người.
          Người hiệu trưởng phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm để bứt phá.
          Xây dựng đội ngũ đoàn kết, thân ái, đồng thuận và có tinh thần kỉ luật cao. Phát huy dân chủ và luôn truyền ngọn lửa say mê công việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
        Để thực hiện có hiệu quả công tác quản trị nhà trường trước hết người Hiệu trưởng phải có tư tưởng đổi mới, có năng lực, trình độ, có quyết tâm, bản lĩnh, năng động, sáng tạo…đổi mới để phát triển nhà trường, tạo dựng thương hiệu nâng tầm giáo dục của nhà trường, địa phương đào tạo những con người có ích cho đất nước.
                                                                                                                     Người thực hiện
                                                                                                                             Nguyễn Văn Hiệp




 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản Phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành: 30/09/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành: 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành: 24/04/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành: 16/05/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay1,567
  • Tháng hiện tại37,444
  • Tổng lượt truy cập2,243,106
Các video của đài truyền hình Hà Nội
Các bài giảng qua truyền hình ở khối THCS của 3 môn Văn Toán Anh do đài truyền hình Hà Nội đã phát
Học sinh xem lại rất bổ ích
Mas
Phần mềm quản lý
Network and partners
Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách để phòng chống dịch bệnh
Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách để phòng chống dịch bệnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây