Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2019-2024

Thứ sáu - 27/09/2019 14:12
Trong tình hình đổi mới toàn diện nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và đất nước, trường THCS An Điền xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục từ giai đoạn 2019 – 2024 và tầm nhìn đến 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập.
Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2019-2024
               Trường THCS An Điền tọa lạc tại ấp Kiến An xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Trường được thành lập theo Quyết định số 479/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát ngày 22/3/2019 và đưa vào sử dụng từ tháng 8 năm 2019. Tổng diện tích sàn xây dựng giai đoạn I là 3.230,864 m2. Gồm có 30 phòng trong đó có 17 phòng học lý thuyết, 02 phòng chức năng (phong Tin học và phòng ngoại ngữ).
Trong tình hình đổi mới toàn diện nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và đất nước, trường THCS An Điền xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục từ giai đoạn 2019 – 2024 và tầm nhìn đến 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập.
  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Môi trường bên trong
1. Cơ sở vật chất: 30 phòng, trong đó:
- Tổng số phòng học: 17 phòng
- Phòng Tin học: 1, phòng Ngoại ngữ: 1, phòng Thư viện: 1, phòng Thiết bị:1
Phòng Văn phòng: 1, Truyền thống: 1, Hiệu trưởng: 1, Phó hiệu trưởng; 1, Kế toán văn thư: 1, phòng nghỉ GV: 4.
- Trang thiết bị phục vụ giảng dạy: chưa trang bị.
2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
a. Tổng số CB-GV-NV: 42 (nữ: 27)
- BGH: 02 (nữ: 0)
- TPT Đội: 01
- Nhân viên: 07 (nữ: 05)
- GV trực tiếp dạy lớp: 32 (nữ: 22)
b. Trình độ chuyên môn
- Đạt chuẩn: 42/42 tỉ lệ 100%
- CB-GV trên chuẩn: 34/ 42      Tỉ lệ: 80.1%
- Chưa đạt chuẩn: 0                   Tỉ lệ: 0%
3. Tổ chuyên môn: Tổng số: 05 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng.
- Tổ Toán – Tin
- Tổ Văn – Anh – MT
- Tổ Lý – TD – CN
- Tổ Hóa – Sinh
- Tổ Sử – Địa – GDCD
- Tổ Văn phòng
4. Học sinh
- Tổng số học sinh: 883 (nữ: 422)
- Tổng số lớp: 21
Trong đó:   
+ Khối 6: 7 lớp, 328 học sinh
+ Khối 7: 5 lớp, 222 học sinh
+ Khối 8: 5 lớp, 199 học sinh
+ Khối 9: 4 lớp, 134 học sinh

5. Điểm mạnh, điểm yếu:
a. Điểm mạnh
- Ban Giám hiệu nhà trường  luôn luôn đoàn kết và đã tổ chức chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả; Biết phát huy dân chủ trong mọi hoạt động  nên  được sự tin tưởng của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết,nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều giáo viên có triển vọng tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. Phần lớn đội ngũ có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có nghiệp vụ sư phạm tốt, yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Công tác quản lý, các nề nếp đã đi vào ổn định. Cảnh quan nhà trường đảm bảo “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”, thu hút PHHS trên địa bàn tin tưởng gửi con em vào học tại trường.
b. Điểm yếu
- Tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, thiếu giáo viên nên phải hợp đồng với đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề,  chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn một số ít giáo viên chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn nghiệp vụ, ngại đổi mới, chưa chịu khó tự học.
- Chất lượng học sinh giỏi các bộ môn chưa đồng đều.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
II. Môi trường bên ngoài
  1. Thời cơ:
- Đảng và Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục.
- Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, chính quyền địa phương và phòng giáo dục thị xã.
- Yêu cầu về chất lượng giáo dục của học sinh và phụ huynh học sinh ngày càng cao.  Hầu hết phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho con em được học tập.
- Trong những năm học gần đây các tổ chức xã hội, các đoàn thể và cá nhân đã tham gia tích cực vào công tác huy động các nguồn lực  để hộ trợ học sinh nghèo vượt khó nên đã tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho nhà trường.
- Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cho công tác dạy và học ngày càng có hiệu quả.
2. Thách thức:
- Trong thời kỳ hội nhập và phát triển yêu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như của gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục. Cần có sự bứt phá vươn lên, sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục giữa các trường trong thị xã. Từng bước khẳng định thương hiệu của nhà trường.
B. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI

 1. Tầm nhìn:
Là một trong những trường học có chất lượng tốt. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
 2. Sứ mệnh:
Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, tích cực có chất lượng cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng của mình.
3. Các giá trị cốt lõi:
- Đoàn kết
- Hợp tác
- Trách nhiệm
- Sáng tạo
- Khát vọng vươn lên
C/ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
I.Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, theo hướng tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Các mục tiêu cụ thể:  
- Mục tiêu ngắn hạn: Cuối năm 2020, hoàn thiện các loại hồ sơ, quản lý khoa học; nâng dần chất lượng các mặt giáo dục. hoàn thành kiểm định, đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục.
- Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2020 - 2024, trường phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, bổ sung cơ sở vật chất hiện đại hóa các thiết bị của  hệ thống phòng học bộ môn, phòng chức năng, trường được công nhận lại đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục. trường phấn đấu đạt các mục tiêu sau:
          + Chất lượng giáo dục được khẳng định.
          + Thương hiệu nhà trường được nâng cao.
          + Phổ biến rộng rãi thương hiệu nhà trường tới các thế hệ giáo viên, học sinh và xã hội.
- Mục tiêu dài hạn:  Đưa nhà trường tiến lên tốp đầu của thị xã về mọi giá trị.
3. Chỉ  tiêu
    a. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 85%.
- Giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 15% .
- Có trên 80% giáo viên có trình độ Đại học.
- Phấn đấu 100% cán bộ tổ chuyên môn đạt trình độ Đại học, là đảng viên .
    b. Học sinh:
- Qui mô trường lớp trong những năm tiếp theo
KẾ HOẠCH DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỪ 2019 ĐẾN 2025

Năm học

 
CBQL
 
Giáo viên NV Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng số
 
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp
Số HS
 

2019-2020
2 32 8 7 328 5 222 5 199 4 134 21 883
2020-2021 2 44 8 8 360 7 328 5 222 5 199 25 1109
2021-2022 3 50 9 8 325 8 360 7 328 5 222 28 1235
2022-2023 3 58 9 9 385 8 325 8 360 7 328 32 1398
2023-2024 3 64 9 10 455 9 385 8 325 8 360 35 1525
2024-2025 3 68 9 10 447 10 455 9 385 8 325 37 1612

- Chất lượng học tập:
        + Trên 70% học lực khá, giỏi (24% học lực giỏi)
       + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5%, không có học sinh kém.
       + Xét TN THCS đạt 98%
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
          + Chất lượng đạo đức: 96% hạnh kiểm khá, tốt.
          + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
   c. Cơ sở vật chất.
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, đầu tư  mua sắm mới bộ ĐDDH đồng bộ từ lớp 6-9.
- Các phòng chức năng, phòng thực hành hàng năm  được nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Giữ vững môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”
D. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
I. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh
1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy:
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáp dục. Tổ chức giảng dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình; xây dựng kế hoạch và các biện pháp chuyên môn gắn với yêu cầu thực hiện hiệu quả các cuộc vận động lớn của Đảng, của Nhà nước và của ngành.
          - Nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng đào tạo, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.

          - Tăng cường kiểm tra giải quyết kịp thời các khó khăn về chuyên môn. Đảm bảo mỗi giáo viên đều có nhận thức đầy đủ về mục tiêu và yêu cầu trọng tâm các bài dạy và chương trình môn học.
- Phổ cập  vững chắc giáo dục THCS và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Thực hiện tốt nền nếp kỷ cương, tăng cường môi trường sư phạm, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh:
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với các hoạt động liên quan như xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua bồi dưỡng giáo viên, xác định trọng tâm bài giảng, chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình, dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức hội thảo cấp trường và cấp Thị xã.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh phải hiểu bài, biết tổng hợp kiến thức và có thể biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. Thực hiện tốt việc chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo về chương trình, kiểm tra đánh giá.
          - Tích cực đổi mới nội dung phương pháp giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, giảng dạy có chất lượng theo đúng chương trình do Bộ GDĐT quy định. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại, xét duyệt học sinh.
II. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ
1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường:
- Xây dựng quy chế làm việc, nội quy cơ quan, quy chế dân chủ, tổ chức bộ máy, quy chế chi tiêu nội bộ... Dựa trên đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các văn bản có liên quan.
- Mạnh dạn đầu tư cho các hoạt động giáo dục có nội dung mới, mang tính đột phá.
- Duy trì tốt các hoạt động nền nếp, kỷ cương mang tính truyền thống.
2. Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ:
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản; có phong cách sư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.         
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhu cầu tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Quan tâm việc xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn và kết nạp đảng viên mới.
III. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng  hiện đại đạt chuẩn quốc gia
- Tham mưu với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Điền, UBND thị xã Bến Cát tiếp tục xây dựng giai đoạn II các hạng mục công trình đã được  UBND Tỉnh Bình Dương phê duyệt.
- Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường nhằm sửa chữa, nâng cấp và làm mới những phần cơ sở hạ tầng đã xuống cấp để phục vụ cho hoạt động dạy học được tốt hơn.
- Đầu tư kinh phí để mua sắm thêm một số trang thiết bị dạy học còn thiếu.
- Trồng, chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan xanh, đẹp cho nhà trường.
- Khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng và nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

IV. Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường thông qua ứng dụng công nghệ thông tin
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng nguồn học liệu điện tử, thư viện điện tử…góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
- Xây dựng hệ thống quản lý và liên kết thông tin đồng bộ trong nhà trường, đảm bảo hiệu quả quản lý hành chính.
V. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục
1. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục:
Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.   2. Huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục:
Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường:
+ Nguồn lực tài chính: Ngân sách Nhà nước, ngoài ngân sách (nguồn xã hội hóa giáo dục; các nguồn từ giảng dạy, phúc lợi của nhà trường...).
+ Nguồn lực vật chất: khai thác tối đa công năng của cơ sở vật chất của nhà trường (khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ; trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học...) trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm.
VI. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác với các đơn vị giáo dục trên địa bàn
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh theo đúng Điều lệ ban hành.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, khách quan với các ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân địa phương.
- Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng của cộng đồng.
          - Tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác.

1. Trách nhiệm của Ban giám hiệu:
- Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2019-2024 và tầm nhìn đến năm 2030, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp theo từng giai đoạn.
          - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hịên các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
          - Tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cùng Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.

- Cụ thể hóa chiến lược phát triển nhà trường trong kế hoạch từng năm học và chỉ đạo thực hiện.
- Hai năm một lần, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.
          2. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường:
          - Căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm và từng đợt thi đua.

- Tổ chức và phân công lao động hợp lý dựa trên nguồn lực, khả năng và trách nhiệm của từng thành viên.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
- Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên phản hồi, đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công việc.
3. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên:
- Thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chung của nhà trường.
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, mỗi CB-GV-NV phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
- Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường.
4. Trách nhiệm của học sinh:
- Ra sức học tập, rèn luyện bản thân vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, rèn kỹ năng sống, để sau này ra trường có vốn sống cần thiết cho mình và là người công dân tốt.
5. Trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh:
          - Phối hợp với nhà trường, giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị trong chiến lược đã vạch ra.

- Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược.
E. KẾT LUẬN

Kế hoạch chiến lược 2019-2024 và tầm nhìn đến 2030 nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nơi nhận:                                                                             HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT Bến Cát;
- UBND xã An Điền;
- Lưu: VT.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản Phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành: 30/09/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành: 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành: 24/04/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành: 16/05/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay1,570
  • Tháng hiện tại42,055
  • Tổng lượt truy cập2,310,907
Các video của đài truyền hình Hà Nội
Các bài giảng qua truyền hình ở khối THCS của 3 môn Văn Toán Anh do đài truyền hình Hà Nội đã phát
Học sinh xem lại rất bổ ích
Mas
Phần mềm quản lý
Network and partners
Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách để phòng chống dịch bệnh
Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách để phòng chống dịch bệnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây